DDC PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KẾT CẤU THÉP KHU CÔNG NGHIỆP 2023

Hiện nay, các lĩnh vực trọng điểm như: công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng – năng lượng đang chiếm lĩnh về tỷ trọng GDP và nguồn nhân lực cả nước. Chính vì thế từ quý IV/2022, Nhà nước đã có những chính sách quy hoạch và phát triển hạ tầng Khu công nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Trong đó, hạ tầng cơ sở đang được đầu tư và ưu tiên các mô hình sử dụng vật liệu thân thiện như kết cấu thép.

1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP & XÂY DỰNG NĂM 2023

Theo thống kê về nguồn lao động tại Việt Nam đến năm 2022, trình độ lao động chuyên về kỹ thuật đang chủ yếu là thợ thủ công và thợ lắp ráp, vận hành máy móc thiết bị. Mức thu nhập bình quân cho người lao động trong mảng Công nghiệp và xây dựng đang ở mức cao hơn so với mặt bằng chung và mức độ tăng cũng nhanh nhất trong các ngành nghề.

1.1 Nguồn nhân lực lĩnh vực Công nghiệp & Xây dựng

Hiện nay, nhân sự chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung không nhiều. Điều này cũng lý giải phần nào việc hầu hết các nhà máy ở nước ta hiện nay chủ yếu chuyên về gia công, lắp ráp. Trong khi các nhà máy về dệt may hay da giày lại có xu hướng tuyển nhân sự vào rồi mới bắt đầu đào tạo. Để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi Việt Nam cần phải tập trung cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học.

nhân lực công nghiệp

Một tín hiệu tốt là mức thu nhập ở lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng đang thu hút đông đảo người lao động. Nguồn nhân lực đang tập trung ở 2 lĩnh vực này cũng dần tăng từ quý 3/2022. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Công nghiệp & Xây dựng cũng đang có những chính sách bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật nguồn nhân lực. Đồng thời các chính sách phúc lợi cho công nhân viên ở 2 mảng này cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận.

1.2 Mức tăng trưởng GDP đáng kỳ vọng

Từ nửa sau năm 2022, mức thu nhập bình quân của người lao động có mức tăng trưởng vượt trội so là lao động ngành Công nghiệp và Xây dựng. Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. T

rong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

1.3 Mục tiêu phát triển lĩnh vực Công nghiệp & Xây dựng

  • Tiếp tục rà soát, nhìn nhận tồn đọng để có phương án tháo gỡ khó khăn kịp thời và toàn diện các lĩnh vực.
  • Nâng cao năng suất lao động, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các ngành.
  • Hợp lực giải quyết và kết nối các thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp bền vững.
  • Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm, khơi thông rào cản về thủ tục hành chính
  • Tạo điều kiện, động lực tăng trưởng kinh tế để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  •  Đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại.
  •  Thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, quản trị số, hình thành các chuỗi cung ứng…nhằm thu hút chính sách đầu FDI.

2. ĐỊNH HƯỚNG HẠ TẦNG KCN

Các KCN có chủ trương đầu tư, có giấy chứng  nhận đầu tư và có quy hoạch  1/2000,  1/500  trong năm 2022 (KCN mở rộng được tính như một KCN mới). Theo một số báo cáo chính ngạch tính đến hết năm 2022, có khoảng 86 Khu công nghiệp mới được bổ sung trên phạm vi cả nước, trong đó miền Bắc có lượng cung dồi dào nhất.

2.1 Quy hoạch hạ tầng KCN năm 2023

– 4 khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Hà Nam vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam:

  • KCN Đồng Văn V với diện tích quy hoạch 250ha;
  • KCN Đồng Văn VI có diện tích quy hoạch 250ha;
  • KCN Kim Bảng I có diện tích quy hoạch 230ha;
  • KCN Châu Giang I với diện tích quy hoạch 210 ha.

-Tại tỉnh Hải Dương, địa phương đang cùng lúc triển khai xây dựng hạ tầng 6 KCN mới gồm

  • KCN Gia Lộc;
  • KCN An Phát 1;
  • KCN Kim Thành;
  • KCN Tân Trường mở rộng;
  • KCN Đại An mở rộng;
  • KCN Phúc Điền mở rộng.

– Thị trường KCN phía Nam dự kiến cũng sẽ đón thêm nguồn cung mới đến từ một số dự án tiêu biểu như:

  • KCN VSIP 3 (1.000 ha);
  • KCN NTC3 – mở rộng (346 ha);
  • KCN Phước An (330 ha.

Khi hạ tầng phát triển, giá trị của các dự án bất động sản công nghiệp ở nhiều địa phương cũng gia tăng và kéo theo các thị trường dịch vụ hậu cần, kho lạnh tăng trưởng mạnh. Lĩnh vực xây dựng sẽ có nhiều triển vọng với các dự án phát triển mô hình hạ tầng KCN thông minh.

2.2 Mô hình hạ tầng KCN triển vọng 2023

Ngoài những KCN trên, thị trường bất động sản công nghiệp vẫn còn nhiều KCN đã được cấp chủ trương đầu tư, hay chứng nhận đầu tư từ lâu nhưng công tác triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều trục trặc do khâu giải phóng mặt bằng, chủ yếu đến từ vấn đề chi phí đền  bù tăng  hay đã quy hoạch nhưng tạm dừng  triển khai.

Điều này dẫn  tới việc tiến độ hoàn thành của KCN có thể bị kéo dài. Có thể thấy nguồn cung bất động sản công nghiệp trong ngắn và trung hạn là tương đối dồi dào, sẵn sàng đón đầu làn sóng đầu tư trong thời gian tới.

Mô hình hạ tầng Khu Công Nghiệp 2023 sẽ tập trung phát triển về hạ tầng cơ sở năng lượng xanh, sản xuất chế biến thực phẩm nông sản và các mô hình trang trại chăn nuôi công nghệ cao. Đây là một những mô hình hạ tầng triển vọng, mang đến nhiều nguồn đầu tư hợp tác và phát triển từ vốn nước ngoài về Việt Nam.

3. GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ HẠ TẦNG KCN 2023

Mô hình nhà xưởng không chỉ đáp ứng khả năng chịu tải trọng lớn, độ bền chắc vững vàng theo năm tháng dưới sự tác động của môi trường, mà còn phải là vật liệu thân thiện tối ưu chi phí và năng lượng.

3.1 Kết cấu thép nhà xưởng DDC:

Các loại hình nhà xưởng/nhà tiền chế kết cấu thép DDC sẽ là giải đáp đột phá và hoàn mỹ cho hạ tầng KCN giai đoạn 2023-2030 trong tương lai. Kết cấu thép DDC đáp ứng:

  • Mọi tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.
  • Các giải pháp thiết kế thông minh.
  • Tiên phong sáng tạo đa dạng, đáp ứng linh hoạt mọi nhu cầu của khách hàng
  • Tạo hình hoàn mỹ, an toàn và vững vàng theo thời gian.
  • Mang lại lợi ích tối đa đến chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp về chi phí và tiến độ.

3.2  Top 3 nhà xưởng KCN DDC điển hình:

3.2.1 Nhà xưởng khu liên hơp gang – thép Hòa Phát

Với dự án khu liên hợp gang-thép Hòa Phát, DDC đảm nhiệm vai trò tổng thầu EPC kho than – hạng mục khó nhất trong hạ tầng cơ sở của chủ doanh nghiệp. Trong quá trình thi công, DDC vừa đảm bảo an toàn trong xây dựng vừa đảm bảo tình hình sản xuất của chủ đầu tư hoạt động bình thường, không bị gián đoạn. Với kết cấu thép và kỹ thuật công nghệ cao, DDC đã đáp ứng hoàn thiện xuất sắc tiêu chuẩn hạ tầng Khu công nghiệp.

3.2.2 Nhà xưởng TBS Tân Vạn

Nhà xưởng TBS Tân Vạn là một trong những dự án tiêu biểu về hạ tầng KCN phía Nam của DDC với vai trò tổng thầu EPC đảm bảo về chất lượng và tiến độ và nhận được sự đánh giá cao từ chủ đầu tư.

3.2.3 Kho lạnh Long An

Dự án kho lạnh Long An được xem là một trong những công trình tiêu biểu của DDC đang được khởi công và hoàn thiện trong. Ước tính đây là một trong những kho lạnh có diện tích lớn của miền Nam, được thi công lắp dựng đạt tiêu chuẩn HSE. Đội ngũ sản xuất và thi công kỹ thuật chuyên môn cao,  được tuyển chọn khắt khe dưới sự giám sát trực tiếp của nhân sự Đại Dũng.

 

Nguồn tổng hợp từ MKT DDC